Top Banner Ads
TRANG CHỦ GIỚI THIỆU DỊCH VỤ NHÂN SỰ LIÊN HỆ
  
Statistics
Online: 138
Visiter today: 765
Total: 4,482,782
Our Partners
Sealaw
luat su Dong Nam A
danh ba luat su viet nam
Thu no viet nam
Ô mai ba thu
Mau van ban - Trai
Trang chủ > Dịch vụ > Chỉ dẫn pháp lý
Người tâm thần nghe xúi giục đâm đơn ly hôn, giải quyết thế nào?
Bố tôi trước đây sau 1 cú sốc thì có vào viện tâm thần điều trị từ năm 1998 có sổ điều trị ngoại trú của bệnh viện tâm thần tỉnh Quảng Ninh, việc điều trị kéo dài tới nay và thần kinh bố tôi vẫn chưa ổn định.
Bố tôi trong thời gian 1 năm trở về trước thì có đi giao lưu quán xá vỉa hè, quan hệ bất chính, nghe lời xúc giục đâm đơn ly hôn đòi chia tài sản. Thông tin về bố tôi: 1. Bố mẹ đẻ đều đã chết. Những người còn sống bao gồm 2 con trai (28 tuổi và 25 tuổi), vợ (55 tuổi), 1 anh trai (có vợ con), 1 em trai (có vợ con). 2. Bố tôi thần kinh không ổn định. Vậy luật Quý báo cho tôi hỏi: Nếu mẹ tôi không đồng ý ly hôn thì bố tôi có được tòa chấp nhận đơn và giải quyết hay ko, tài sản được chia như thế nào? (Nguyễn Thanh Tùng)

Trả lời:

Căn cứ Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định".

Theo bạn trình bày bố bạn bị tâm thần có sổ điều trị ngoại trú của Bệnh viện tâm thần. Trong trường hợp này, người có quyền, lợi ích liên quan (bạn hoặc mẹ của bạn...) có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân quận, huyện nơi bố bạn đăng ký hộ khẩu thường trú ra quyết định tuyên bố bố bạn bị mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Mọi giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện, trong trường hợp này người vợ nếu đủ điều kiện sẽ trở thành người giám hộ đương nhiên của người chồng.

Căn cứ Điều 57 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự như sau:

“1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.

3. Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác”.

Theo quy định nêu trên nếu bố bạn đã bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì không thể là nguyên đơn để khởi kiện vụ án xin ly hôn nên không thể tranh chấp tài sản.

Nếu bố bạn không đủ điều kiện để Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì bố bạn có quyền đơn phương xin ly hôn theo quy định tại khoản 1 điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình, cụ thể “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn”.

Căn cứ điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình quy định khi ly hôn tài sản chung của vợ chồng được chia theo nguyên tắc sau:

“1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết”.

Như vậy về nguyên tắc tài sản chung vợ chồng được chia đôi có tính đến hoàn cảnh và công sức đóng góp của các bên, chia theo giá trị hoặc hiện vật. Bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

Luật sư Vũ Hải Lý

(Source: Dantri)
[ Back ]
OTHER
Chơi lô đề sẽ bị xử phạt như thế nào? (29/7/2011)
Chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến? (29/7/2011)
Điều kiện hưởng lương hưu? (29/7/2011)
Truy thu đóng BHXH bắt buộc (29/7/2011)
Thời gian tính trợ cấp thôi việc? (29/7/2011)
Chế độ nghỉ phép hàng năm? (29/7/2011)
Kết hôn trong phạm vi ba đời? (27/7/2011)
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng? (27/7/2011)
Phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn? (27/7/2011)
’Hôi của’ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự (26/7/2011)
Kết hôn ngoài phạm vi ba đời (26/7/2011)
Thẩm quyền đăng ký lại Giấy khai sinh? (26/7/2011)
Quy định về chuyển nhượng đất nông nghiệp (26/7/2011)
Xử phạt vi phạm hành chính khi không chuyển quyền sở hữu xe ôtô? (26/7/2011)
Cá nhân không được sở hữu vũ khí (22/7/2011)
Online Supports
   
Our Partners
VCOP phải
dich vu thu no
Mau van ban - Phai
Lien doan luat su Viet nam
Debt collection