Trả lời:
Tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật lao động quy định như sau: “Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn.”
Như vậy, nếu anh bạn ký hợp đồng lao động có thời hạn từ ba tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn với trường trung học đó mà người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho anh bạn là vi phạm quy định của pháp luật.
Tại Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26-6-2007 của Bảo hiểm xã hội quy định: “Điều kiện truy đóng: Người lao động là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; có tên trong danh sách lao động, tiền lương của đơn vị và có đủ hồ sơ liên quan đến thời gian truy đóng bảo hiểm xã hội”.
Theo đó, Công văn 116/BHXH-BT ngày 25/4/2011 về việc chấn chỉnh công tác truy thu bảo hiểm xã hội có ghi: “Từ 01/5/2011, chỉ xem xét, giải quyết truy thu BHXH các trường hợp sau:
a. Đơn vị đã đóng BHXH không đúng tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại Luật BHXH.
b. Đơn vị vi phạm pháp luật về BHXH đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, ra quyết định buộc truy đóng BHXH (quyết định xử lý vi phạm hành chính về BHXH của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, quyết định của cơ quan thanh tra hoặc tòa án).
c. Đơn vị đề nghị truy đóng BHXH cho thời gian làm việc dưới 03 tháng của người lao động hiện đang làm việc tại đơn vị”.
Trường hợp của bạn hỏi vì người sử dụng lao động có vi phạm về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, do vậy anh bạn có thể làm đơn đề nghị, khởi kiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi các cơ quan này có quyết định xử lý vi phạm, quyết định của cơ quan thanh tra hoặc Toà án thì cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ xem xét giải quyết truy thu bảo hiểm xã hội cho anh bạn.
Luật sư Ngô Thị Lựu