Top Banner Ads
TRANG CHỦ GIỚI THIỆU DỊCH VỤ NHÂN SỰ LIÊN HỆ
  
Statistics
Online: 106
Visiter today: 529
Total: 4,347,537
Our Partners
Sealaw
luat su Dong Nam A
danh ba luat su viet nam
Thu no viet nam
Ô mai ba thu
Mau van ban - Trai
Trang chủ > Dịch vụ > Chỉ dẫn pháp lý
Trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại trong vụ án tai nạn giao thông
Hai vợ chồng chạy xe, người chồng say rượu, móc điện thoại ra nghe, bị lệch tay lái đâm vào xe của anh trai em đi ngược chiều. Hậu quả anh trai em chết tại chỗ.
Sau khi gây tai nạn, vợ chồng trên bỏ chạy. Bây giờ phải xử lý vợ chồng đó như thế nào? Trong khi chị dâu em mang thai hơn 3 tháng. (Trần Thị Thiên Trang, Email: hoatimngay_xua2003@yahoo.com)

Trả lời:

Căn cứ Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999 đã được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như sau:

“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ tháng đến năm.

 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từnăm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng”.

Theo thông tin bạn cung cấp. hai vợ chồng chạy xe, người chồng có hơi rượu, móc điện thoại ra nghe, bị lệch tay lái lấn đường bên kia khi xe anh trai bạn đang chạy. Hai người điều khiển xe đi ngược chiều nhau. Vợ chồng đó tông anh bạn chết tại chỗ rồi bỏ chạy.
 
Nếu người anh trai bạn đi đúng làn đường, không vượt quá tốc độ, không có lỗi khi điều khiển xe tham gia giao thông như: có đăng ký, có giấy phép lái xe, không vi phạm về phương tiện giao thông…thì tùy vào biên bản hiện trường, lời khai của nhân chứng, kết luận điều tra… người điều khiển xe sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 điều 202 Bộ luật hình sự nêu trên với hai tình tiết là: vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có sử dụng rượu bia mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định và gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm.

Ngoài ra người điều khiển xe gây tai nạn còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Căn cứ Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.”
 
Theo Điều 610 Bộ luật dân sự quy định về bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:

“1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại. Nếu không có những người này, thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.

Theo các quy định nêu trên, người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ chi phí cho người bị thiệt hại như: chi phí hợp lý cho việc mai táng, tiền cấp dưỡng cho người con sắp chào đời của người bị tai nạn… và khoản tiền bù đắp về tinh thần cho những người thân thích như bố mẹ, vợ, con của người bị hại…Hai bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường.
 
Nếu hai bên không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định mức bồi thường. Gia đình bạn có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an quận, huyện nơi xảy ra hành vi vi phạm và yêu cầu người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn phải bồi thường thiệt hại.

Bạn có thể tham khảo thêm về mức độ bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được quy định tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

“2.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết

2.2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ...

2.3. Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.

a) Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.

Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.

b) Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng.

- Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

- Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

- Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

- Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

- Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

- Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

- Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

- Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

- Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

2.4. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.

a) Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại.

b) Trường hợp không có những người được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 này, thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại.

c) Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại (sau đây gọi chung là người thân thích) của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần 1 Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của những người thân thích của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại...

đ) Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những ngươi thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.”

Luật sư Vũ Hải Lý

(Source: Dantri)
[ Back ]
OTHER
Không đủ căn cứ để ra quyết định sa thải (29/7/2011)
Thời gian và mức hưởng chế độ thai sản? (29/7/2011)
Người tâm thần nghe xúi giục đâm đơn ly hôn, giải quyết thế nào? (29/7/2011)
Chơi lô đề sẽ bị xử phạt như thế nào? (29/7/2011)
Chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến? (29/7/2011)
Điều kiện hưởng lương hưu? (29/7/2011)
Truy thu đóng BHXH bắt buộc (29/7/2011)
Thời gian tính trợ cấp thôi việc? (29/7/2011)
Chế độ nghỉ phép hàng năm? (29/7/2011)
Kết hôn trong phạm vi ba đời? (27/7/2011)
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng? (27/7/2011)
Phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn? (27/7/2011)
’Hôi của’ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự (26/7/2011)
Kết hôn ngoài phạm vi ba đời (26/7/2011)
Thẩm quyền đăng ký lại Giấy khai sinh? (26/7/2011)
Online Supports
   
Our Partners
VCOP phải
dich vu thu no
Mau van ban - Phai
Lien doan luat su Viet nam
Debt collection